Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Hội vật làng Sình
Ngày cập nhật 23/02/2018
Các đô vật thi đấu
Hội vật làng Sình được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội truyền thống Vật làng Sình được tổ chức tại làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (TT-Huế).
“Dù ai đi đó đi đây
Ngày Mười hội vật nhớ quay về Sình”
Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hằng năm quay về làng Sình (Lại Ân), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang để xem đấu vật. 
Đầu xuân mới cũng là thời điểm các Lễ hội, hội làng khởi sắc. Ngoài các lễ nghi truyền thống, các tiết mục biểu diễn nghệ thuật, các môn thể thao dân gian truyền thống như thi kéo co, chọi gà, chọi trâu, thả diều, đá cầu, cờ người, vật... đã thu hút đông đảo người xem trên cả nước. Trong đó, đấu vật là một trong những môn thể thao rất được ưa chuộng và trở thành một tục lệ, truyền thống không thể thiếu trong các Lễ hội đầu năm. Trải qua hơn 400 trăm năm phát triển, sới vật làng Sình đã trở thành một trong những hoạt động văn hoá mang đậm tinh thần thượng võ của người dân xứ Huế, đồng thời phát huy những truyền thống văn hóa của dân tộc.                                                                                                                                                                              
Hội vật làng Sình về cơ bản cũng áp dụng theo nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc, các đô vật muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3 đối thủ, để giành chiến thắng, các đô vật phải đánh bại đối thủ của mình với đòn đánh làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng" (nghĩa là một phần hoặc cả hai phần lưng của đối phương phải lấm đất, bụng ngửa lên trời). Nếu vượt qua vòng đấu loại, các đô vật sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết, các đô vật phải vượt qua 1 đối thủ nữa mới lọt được vào vòng chung kết.
Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt.... Một nét độc đáo ở lễ hội làng Sình là tinh thần đồng đội ở các địa phương, một đô vật của làng nào bị thua sẽ có đô vật khác lên tiếp sức. Nếu để thua một trận các đô vật phải chờ đến năm sau mới "phục hận" được, vì thế các đô vật thường rèn luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân tham dự, tranh tài.
Hội vật Làng Sình ngoài yếu tố tâm linh như mong cho dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với muôn người còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ. Lễ hội càng có ý nghĩa hơn khi đình làng Sình là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Hội vật làng Sình
Ngày cập nhật 23/02/2018
Các đô vật thi đấu
Hội vật làng Sình được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội truyền thống Vật làng Sình được tổ chức tại làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (TT-Huế).
“Dù ai đi đó đi đây
Ngày Mười hội vật nhớ quay về Sình”
Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hằng năm quay về làng Sình (Lại Ân), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang để xem đấu vật. 
Đầu xuân mới cũng là thời điểm các Lễ hội, hội làng khởi sắc. Ngoài các lễ nghi truyền thống, các tiết mục biểu diễn nghệ thuật, các môn thể thao dân gian truyền thống như thi kéo co, chọi gà, chọi trâu, thả diều, đá cầu, cờ người, vật... đã thu hút đông đảo người xem trên cả nước. Trong đó, đấu vật là một trong những môn thể thao rất được ưa chuộng và trở thành một tục lệ, truyền thống không thể thiếu trong các Lễ hội đầu năm. Trải qua hơn 400 trăm năm phát triển, sới vật làng Sình đã trở thành một trong những hoạt động văn hoá mang đậm tinh thần thượng võ của người dân xứ Huế, đồng thời phát huy những truyền thống văn hóa của dân tộc.                                                                                                                                                                              
Hội vật làng Sình về cơ bản cũng áp dụng theo nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc, các đô vật muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3 đối thủ, để giành chiến thắng, các đô vật phải đánh bại đối thủ của mình với đòn đánh làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng" (nghĩa là một phần hoặc cả hai phần lưng của đối phương phải lấm đất, bụng ngửa lên trời). Nếu vượt qua vòng đấu loại, các đô vật sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết, các đô vật phải vượt qua 1 đối thủ nữa mới lọt được vào vòng chung kết.
Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt.... Một nét độc đáo ở lễ hội làng Sình là tinh thần đồng đội ở các địa phương, một đô vật của làng nào bị thua sẽ có đô vật khác lên tiếp sức. Nếu để thua một trận các đô vật phải chờ đến năm sau mới "phục hận" được, vì thế các đô vật thường rèn luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân tham dự, tranh tài.
Hội vật Làng Sình ngoài yếu tố tâm linh như mong cho dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với muôn người còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ. Lễ hội càng có ý nghĩa hơn khi đình làng Sình là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 698.981
Truy cập hiện tại 60