Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Làng Sình quê tôi
Ngày cập nhật 06/06/2017
Ông Kỳ Hữu Hưng người lưu giữ nét truyền thống

Trải qua hàng trăm năm, tranh làng Sình vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ của một nét văn hóa dân gian độc đáo. Những ngày vào mùa du lịch, không khí vẽ tranh của người dân tại làng Sình (tên chữ là làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) lại càng thêm hối hả, tất bật để kịp phục vụ cho du khách khi về tham quan làng nghề này.

Theo nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, tranh làng Sình đã tồn tại hơn 400 năm nay, tuy nhiên theo thời gian đã bị mai một ít nhiều.
Tranh làng Sình chỉ in thô bằng một bản màu đen rồi tô màu lên bức tranh. Do vậy nên mỗi tác phẩm sẽ không giống nhau. Điều quan trọng, để bức tranh có sức sống, có hồn thì người nghệ nhân phải toàn tâm, toàn ý trong lúc vẽ, không bị xao nhãng bởi những tác động bên ngoài.Để tạo ra giấy in những bức tranh truyền thống như đi cấy, Bát âm, các thế vật, 12 con giáp... người dân làng Sình xuôi thuyền dọc phá Tam Giang về vùng cầu Hai - Lăng Cô để cào điệp. Đây là loại sò có vỏ mỏng nhiều màu sắc. Cào về giã thành bột, rồi trộn với hồ. Sau đó phết hỗn hợp này hai lần lên giấy dó. Đây cũng là nét độc đáo, riêng biệt của dòng tranh dân gian ở làng Sình.
MP..Sưu tầm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Làng Sình quê tôi
Ngày cập nhật 06/06/2017
Ông Kỳ Hữu Hưng người lưu giữ nét truyền thống

Trải qua hàng trăm năm, tranh làng Sình vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ của một nét văn hóa dân gian độc đáo. Những ngày vào mùa du lịch, không khí vẽ tranh của người dân tại làng Sình (tên chữ là làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) lại càng thêm hối hả, tất bật để kịp phục vụ cho du khách khi về tham quan làng nghề này.

Theo nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, tranh làng Sình đã tồn tại hơn 400 năm nay, tuy nhiên theo thời gian đã bị mai một ít nhiều.
Tranh làng Sình chỉ in thô bằng một bản màu đen rồi tô màu lên bức tranh. Do vậy nên mỗi tác phẩm sẽ không giống nhau. Điều quan trọng, để bức tranh có sức sống, có hồn thì người nghệ nhân phải toàn tâm, toàn ý trong lúc vẽ, không bị xao nhãng bởi những tác động bên ngoài.Để tạo ra giấy in những bức tranh truyền thống như đi cấy, Bát âm, các thế vật, 12 con giáp... người dân làng Sình xuôi thuyền dọc phá Tam Giang về vùng cầu Hai - Lăng Cô để cào điệp. Đây là loại sò có vỏ mỏng nhiều màu sắc. Cào về giã thành bột, rồi trộn với hồ. Sau đó phết hỗn hợp này hai lần lên giấy dó. Đây cũng là nét độc đáo, riêng biệt của dòng tranh dân gian ở làng Sình.
MP..Sưu tầm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 752.507
Truy cập hiện tại 67