Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Hoa giấy thanh tiên- nét đẹp tâm linh xứ Huế
Ngày cập nhật 06/06/2017
những bông hoa rực rỡ màu sắc

Làng hoa giấy Thanh Tiên ra đời gần 400 năm thời các chúa Nguyễn. Sau khi vua Gia Long thu giang sơn về một mối, nhân lễ Thượng tuần, nhà vua ban chiếu đề nghị mỗi một trấn đem về kinh thành một loài hoa quý. Trong triều đình có một vị quan người làng Thanh Tiên làm ở Bộ Lễ chức Tả Hữu Đồng Nghị, dâng lên nhà vua một loài hoa ngũ sắc với đầy ý nghĩa Tam Cương - Ngũ Thường: “Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho Trung - Hiếu - Nghĩa. Trong đó luôn có một chiếc hoa màu vàng hoặc đỏ được làm to nhất tượng trưng cho đấng minh quân, còn 5 bông hoa hai bên tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”.

Để làm được cành hoa, người thợ phải chuẩn bị các công đoạn từ mấy tháng trước khi Huế vào mùa mưa. Họ chọn những cây tre tốt trong làng đem chẻ nhỏ, vót mỏng rồi phơi khô làm cuống hoa. Bí quyết làm hoa giấy tập trung ở khâu nhuộm màu, sao cho giấy giữ được màu sắc lâu bền. Người làm hoa không sử dụng hóa chất công nghiệp, mà dùng các nhựa cây và lá cây để chế tạo thuốc nhuộm theo kiểu gia truyền. Ngoài các loại hoa: lan, huệ, hồng, cúc, dã quì, tường vi… vốn chỉ phục vụ cho nhu cầu thờ tự, lễ nghi và chỉ được làm trong dịp Tết, làng Thanh Tiên còn làm thêm hoa sen giấy.

Hằng năm vào dịp lễ tế Nam Giao, triều đình đều đặt dân làng Thanh Tiên làm hàng ngàn bông sen màu trắng và màu hồng để trang hoàng trên đàn tế trong những ngày đại lễ. Nhưng rồi không rõ vì nguyên do gì mà kỹ thuật làm hoa sen giấy của làng lại bị thất truyền trong suốt 50 năm. May thay, một số người con của làng là nghệ nhân Nguyễn Hóa và họa sĩ Thân Văn Huy đã cố công tìm hiểu, phục hồi bí quyết làm hoa sen giấy. Qua thành công của các kỳ Festival, những đóa sen đã vượt qua làng quê thanh bình để đến những chân trời mới, trở thành mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của cố đô.

MP

Theo nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Hoa giấy thanh tiên- nét đẹp tâm linh xứ Huế
Ngày cập nhật 06/06/2017
những bông hoa rực rỡ màu sắc

Làng hoa giấy Thanh Tiên ra đời gần 400 năm thời các chúa Nguyễn. Sau khi vua Gia Long thu giang sơn về một mối, nhân lễ Thượng tuần, nhà vua ban chiếu đề nghị mỗi một trấn đem về kinh thành một loài hoa quý. Trong triều đình có một vị quan người làng Thanh Tiên làm ở Bộ Lễ chức Tả Hữu Đồng Nghị, dâng lên nhà vua một loài hoa ngũ sắc với đầy ý nghĩa Tam Cương - Ngũ Thường: “Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho Trung - Hiếu - Nghĩa. Trong đó luôn có một chiếc hoa màu vàng hoặc đỏ được làm to nhất tượng trưng cho đấng minh quân, còn 5 bông hoa hai bên tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”.

Để làm được cành hoa, người thợ phải chuẩn bị các công đoạn từ mấy tháng trước khi Huế vào mùa mưa. Họ chọn những cây tre tốt trong làng đem chẻ nhỏ, vót mỏng rồi phơi khô làm cuống hoa. Bí quyết làm hoa giấy tập trung ở khâu nhuộm màu, sao cho giấy giữ được màu sắc lâu bền. Người làm hoa không sử dụng hóa chất công nghiệp, mà dùng các nhựa cây và lá cây để chế tạo thuốc nhuộm theo kiểu gia truyền. Ngoài các loại hoa: lan, huệ, hồng, cúc, dã quì, tường vi… vốn chỉ phục vụ cho nhu cầu thờ tự, lễ nghi và chỉ được làm trong dịp Tết, làng Thanh Tiên còn làm thêm hoa sen giấy.

Hằng năm vào dịp lễ tế Nam Giao, triều đình đều đặt dân làng Thanh Tiên làm hàng ngàn bông sen màu trắng và màu hồng để trang hoàng trên đàn tế trong những ngày đại lễ. Nhưng rồi không rõ vì nguyên do gì mà kỹ thuật làm hoa sen giấy của làng lại bị thất truyền trong suốt 50 năm. May thay, một số người con của làng là nghệ nhân Nguyễn Hóa và họa sĩ Thân Văn Huy đã cố công tìm hiểu, phục hồi bí quyết làm hoa sen giấy. Qua thành công của các kỳ Festival, những đóa sen đã vượt qua làng quê thanh bình để đến những chân trời mới, trở thành mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của cố đô.

MP

Theo nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 753.202
Truy cập hiện tại 12