Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
BÀI TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Ngày cập nhật 30/09/2022
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, của cán bộ, công chức trong cơ quan về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính đối với phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công chức; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng văn minh, hiện đại. Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và tổ chức trong việc thực hiện cải cách hành chính; khuyến khích người dân, tổ chức và doanh nghiệp tích cực sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích và giám sát các hoạt động thực thi công vụ, kết quả thực hiện của địa phương. UBND xã triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính gồm:

     1. Công tác chỉ đạo, điều hành 

     - Ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác cải cách hành chính đúng thời gian, đảm bảo chất lượng về nội dung và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính theo kế hoạch đã đề ra.
     Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền cán bộ, công chức, nghiêm túc thực hiện; tổ chức, công dân nắm được quy định để thực hiện và giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức. nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, công chức, về cải cách hành chính trong cơ quan, quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tụy phục vụ nhân dân./.

     2. Cải cách thể chế

     - Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Người khuyết tật, Luật Nghĩa vụ quân sự, các văn bản liên quan đến quản lý, sử dụng pháo…
    - Niêm yết đường dây nóng tiếp nhận ý kiến và hộp thư góp ý tại trụ sở cơ quan; bố trí phòng và thông báo lịch tiếp công dân định kỳ, đột xuất tạo điều kiện cho Nhân dân và các doanh nghiệp kịp thời phản ánh, kiến nghị xử lý các vấn đề mới phát sinh trong tổ chức thi hành pháp luật.
     - Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện đang còn hiệu lực, hết hiệu lực để làm căn cứ ban hành văn bản mới phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm tính khả thi cao.
     3. Cải cách thủ tục hành chính
     - Thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính đang triển khai áp dụng, trên cơ sở kết quả rà soát đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính không phù hợp, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết để nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
     - Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đẩy mạnh việc tiếp nhận và giải quyết TTHC mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công của tỉnh.
     - Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính nhằm nâng cao chất lượng các quy định hành chính, nâng cao vai trò của cá nhân, tổ chức trong giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước.
     4. Cải cách tổ chức bộ máy
     - Thực hiện thường xuyên việc cải tiến lề lối, phương thức làm việc của cán bộ công chức; sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Quy chế làm việc của cơ quan phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
     - Hoàn thành việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức các xã theo Nghị định số 34 / 2014 / NĐ - CP ngày 24/4/2019 của Chính Phủ về Sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
     5. Cải cách chế độ công vụ    
    - Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo kế hoạch đào tạo, phân công cán bộ, công chức đảm nhiệm các công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường công tác.
      - Thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. Việc đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức phải theo các tiêu chí cụ thể gắn với chất lượng, hiệu quả công việc; đồng thời phải xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.
     - Xây dựng và thực hiện tốt các quy định về trách nhiệm, về đạo đức cán bộ, công chức, các quy định về văn hoá công sở nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức.
     6. Cải cách tài chính công
     - Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính; Thực hiện cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên; cơ cấu lại các lĩnh vực chi thường xuyên phù hợp với tình hình mới, gắn với việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
     - Kiểm soát chặt chẽ ngân sách nhà nước chi thường xuyên và đầu tư công. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công, kinh phí từ ngân sách nhà nước; thực hiện tốt quy định về quy chế chi tiêu nội bộ, công khai tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí.
     7. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, chính phủ số
     - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan; giúp cán bộ, công chức xử lý công việc nhanh, chính xác, giúp lãnh đạo nắm thông tin kịp thời, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc.
     - Đảm bảo cán bộ, công chức tại UBND cấp xã được trang bị máy tính đạt 100%. Hạ tầng kỹ thuật đảm bảo các điều kiện thực hiện kết nối, triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung.
             
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 746.492
Truy cập hiện tại 7